Các hàm OR, NOT và TRUE – FALSE là các hàm ằm trong nhóm Hàm luận lý và thường xuyên được sử dụng trong bảng tính excel chung với các hàm bao gồm: hàm AND(), hàm IF(), hàm IFERROR(). Các hàm này thật sự rất hữu ích để người dùng kết hợp với các hàm khác để đưa ra một kết quả chính xác khi làm việc với bảng tính. Hơn nữa, việc kết hợp giữa các hàm này giúp bạn dễ dàng phân tích được điều kiện hoặc tạo ra các điều kiện hay cho bảng tính trở nên dễ dàng hơn.
Giải thích các hàm:
- Hàm NOT (logical): Trả về giá trị đảo ngược của các đối số thuộc logical. Trong đó logical là biểu thức cần đảo giá trị.
- Hàm OR(logical1, logical2, …): trả về giá trị TRUE nếu như một hoặc nhiều biểu thức logical có giá trị đối số là TRUE, và ngược lại trả về giá trị FALSE nếu như tất cả đối số nằm trong nàm OR là FALSE.
- FALSE() và TRUE(): Người dùng có thể nhập trực tiếp là FALSE hoặc TRUE vào trong công thức Excel khi đang tính toán, nó sẽ tự động hiệu biết thức đó có giá trị FALSE hoặc TRUE do người dùng nhập mà không cần sử dụng 2 cú pháp của 2 hàm này, điều đó là hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp.
Hướng dẫn sử dụng hàm OR()
OR có nghĩa là HOẶC, người dùng sử dụng hàm này để chỉ ra rằng một trong các biểu thức nằm trong hàm OR không quan trọng thứ tự, nghĩa là có ít nhất một cái đúng thì nó đúng, còn nếu như không có biểu thức nào đúng thì là sai.
Cú pháp: OR(logical1 [, logical2] [, logical3]…)
Trong đó:
- logical: Những biểu thức được sử dụng để kiểm tra xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE). Các biểu thức logical2, logical3,… có thể có hoặc không.
Nếu tất cả các biểu thức đều sai, hàm OR() sẽ trả về giá trị FALSE, và chỉ cần 1 trong các biểu thức đúng, hàm OR() sẽ trả về giá trị TRUE.
Tương tự như hàm AND() đã được giới thiệu, bạn có thể sử dụng hàm OR() tại bất kỳ vị trí nào bạn muốn để xác định TRUE hoặc FALSE cho điều kiện và được hay dùng chung với hàm IF().
Ví dụ:
=IF(OR(B2 > 0, C2 > 0), “2000″, “Không Thưởng”)
Nếu như ô B2 hoặc ô C2 có giá trị lớn 0 thì thưởng 2000 và ngược nếu cả 2 ô B2 và C2 < 0 hoặc = 0 thì không thưởng gì cả.
Hướng dẫn sử dụng hàm NOT()
Hàm NOT() là hàm dùng để trả về giá trị ngược với giá trị trước đó của đối số nằm trong hàm NOT().
Cú pháp: NOT(logical)
- Logical là biểu thức dùng để xác định giá trị của hàm NOT().
Nếu như biểu thức logical là đúng (TRUE) thì hàm NOT(logical) sẽ trả về giá trị FALSE và ngược lại nó sẽ trả về giá trị TRUE.
Ví dụ: Cho ô A1 có giá trị là 5000.
- Hàm NOT(A1) -> FALSE vì mặc định nó không biết kiểm tra như thế nào.
- Hàm NOT(A1>1000) -> FALSE vì biểu thức A1>1000 là một biểu thức đúng do đó hàm NOT() sẽ trả về FALSE.
- Hàm NOT(A1<1000) -> TRUE vì biểu thức A1
Hướng dẫn sử dụng hàm TRUE() và FALSE()
2 Hàm này thực chất là để xác định tại đó giá trị của nó là TRUE hoặc FALSE do người dùng nhập vào. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, người dùng chỉ cần nhập TRUE hoặc FALSE và bỏ qua 2 dấu () Excel sẽ tự hiểu đó là 2 hàm TRUE hoặc FALSE do người dùng nhập vào.
Chúc các bạn học tốt.
Đăng nhận xét