6 cách bảo vệ chính sách bảo mật khi sử dụng dịch vụ Google
Sức mạnh và vị thế của 1 cỗ máy tìm kiếm trên toàn thế giới từ lâu đã thuộc về Google. Và tới ngày nay, Google đã được cải thiện đáng kể về cách xử lý cũng như chịu trách nhiệm về thông tin của hãng đưa ra. Nhưng vẫn còn rất nhiều người băn khoăn về chất lượng cũng như số lượng của lượng thông tin này. Trong bài viết sau, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn một số cách cơ bản để “bảo vệ” thông tin cá nhân hoặc những chi tiết khác có liên quan khi sử dụng dịch vụ của Google như Gmail, trình duyệt Chrome, và công cụ tìm kiếm... Mục đích chính là hạn chế tất cả những gì Google có thể “nhìn thấy” từ phía bạn, hay nói theo cách khác là giới hạn thông tin để người khác không thể khai thác được gì về bạn qua Google.
1. Google Dashboard:
Các thiết lập về điều khoản cá nhân - Privacy đối với hầu hết sản phẩm của Google có thể được truy cập từ đây. Người sử dụng có thể xem lại toàn bộ các lựa chọn khác nhau đối với những dịch vụ trực tuyến như Buzz, Reader, Picasa, YouTube... :
Để sử dụng và thay đổi những thuộc tính này, bạn hãy truy cập vào đây với tài khoản có sẵn và cấu hình lại cho phù hợp.
2. Chế độ Incognito của Chrome:
Sự cải tiến này được nhiều người sử dụng Chrome chào đón và hoan nghênh. Với chế độ Incognito Mode, mọi thông tin liên quan đến website truy cập, lịch sử làm việc... đều được xóa bỏ khi bạn thoát khỏi trình duyệt.
Có thể nói Chrome chính là 1 trình duyệt đầu tiên mang đến cho người sử dụng chức năng bảo mật riêng tư này, và theo sau đó là các đối thủ như Mozilla Firefox và Internet Explorer.
3. Mã hóa Gmail:
Đã có 1 khoảng thời gian, Google đã cho phép người sử dụng Gmail đăng nhập vào hòm thư qua giao thức SSL. Nếu kích hoạt tính năng này trong 1 khoảng thời gian ngắn nhất định, hãy thêm s vào đằng sau http và đường dẫn chung sẽ thànhhttps://www.gmail.com. Còn nếu muốn thay đổi tính năng này, truy cập và Gmail và chọn General, dưới mục Browser Connection hãy chọn Always use https:
Hiện nay, Google đã lựa chọn chuẩn https là giao thức kết nối mặc định cho tất cả các tài khoản Gmail.
4. Mã hóa quá trình tìm kiếm:
Khá giống với phương pháp bảo mật kết nối truy cập hòm thư như cách trên, bạn có thể áp dụng cách thức tương tự khi tìm kiếm bằng Google. Điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của Google, những sẽ góp phần ngăn chặn và giảm thiểu khả năng thông tin của bạn bị những website độc hại khai thác. Cách thức hoạt động cũng tương tự như trên, các bạn chỉ cần thêm s vào đằng sau http:
5. Sử dụng plugin SSL Enforcer của Chrome:
Đối với những người sử dụng trình duyệt Chrome, công cụ chính khi tìm kiếm là Omnibar. Và để tối đa khả năng của Omnibar và các tính năng hỗ trợ của giao thức SSL, các bạn hãy tham khảo plugin SSL Enforcer – công cụ có thể tự động phát hiện 1 website bất kỳ có hỗ trợ SSL hay không, và tự động áp dụng những lựa chọn thích hợp nhất.
Tuy nhiên, việc dùng plugin này sao cho đúng cách cũng không phải đơn giản. Chương trình cần tạo ra 1 kết nối tiêu chuẩn và không mã hóa tới website trước khi tạo ra chuẩn giao thức bảo mật. Có thể không thật sự lý tưởng với những yêu cầu quá cao từ phía người sử dụng nhưng lại rất thích hợp với những người dùng bình thường.
6. Sử dụng Analytics Opt-Out:
Một trong những sản phẩm khác của Google là Google Analytics – công cụ gần như không thể thiếu đối với những người quản trị web, nhằm thu thập thông tin về người sử dụng cũng như thành phần khác của website. Tuy nhiên, chương trình ghi nhận quá nhiều thông tin về hệ thống như người sử dụng, phiên bản trình duyệt, hệ điều hành... và có nhiều người không hài lòng về tính năng này. Để khắc phục vấn đề này, mọi người có thể tham khảo và sử dụng Opt-Out dành cho IE 7+, Chrome 4+, Firefox 3.5+,công cụ sẽ giúp bạn che giấu những thông tin cần thiết khỏi Analytics:
Đăng nhận xét