Nên mua máy tính CPU loại nào để chơi game tốt nhất
Xây dựng cấu hình máy tính là việc khá phức tạp, đặc biệt là máy tính chơi game. Người dựng case phải nắm rõ thông tin về giá cả, hiệu năng các VGA, CPU và các thành phần khác nữa như bo mạch chủ, bộ nhớ RAM… Ngoài ra kinh nghiệm xây dựng cấu hình cũng là một yếu tố không thể thiếu để lựa chọn được hệ thống cân đối hiệu năng giữa các thành phần. Sau card đồ họa, hôm nay chúng tôi xin đưa đến độc giả danh sách các CPU có p/p tốt nhất hiện nay cho nhu cầu chơi game.
Intel Haswell – Nên mua hay không?
Là thế hệ mới nhất tiếp sau Ivy Bridge, Haswell hơn người tiền nhiệm những gì?
- Nhiều cổng giao tiếp USB 3.0 và SATA 6 Gbps hơn.
- Hiệu năng CPU hơn Ivy Bridge từ 8 -> 15% tùy ứng dụng.
- Đồ họa tích hợp mạnh hơn.
- Điện năng tiêu thụ thấp hơn, từ đó có thể kì vọng số phase nguồn cần cho các bo mạch chủ Haswell sẽ ít hơn Ivy và thành mainboard sẽ rẻ hơn.
- Thanh lý second-hand sẽ được giá hơn (đây là yếu tố phụ).
Trên thực tế, tăng thêm số lượng cổng USB 3.0 và SATA 6 Gbps không có nhiều ý nghĩa với đại đa số người dùng, khi mà hiếm người cần cắm vài chiếc USB cùng lúc và tốc độ HDD thậm chí còn chưa dùng hết băng thông cổng SATA 3 Gbps. Hiệu năng đồ họa tích hợp cũng không phải thứ chúng ta quan tâm khi mà việc dùng đến card đồ họa rời là chắc chắn.
Vậy thì, 2 yếu tố đáng cân nhắc còn lại là hiệu năng và giá thành (cả CPU lẫn mainboard) thì sao? Câu trả lời là: Chúng không thực sự xứng đáng! Lý do bởi giá của combo CPU + mainboard Haswell đang cao hơn Ivy quá nhiều. Tính trung bình ra, 1 combo main + chip Haswell đắt hơn combo Ivy tới 1 triệu đồng (linh kiện tương tự nhau).
Theo truyền thống, phải đến khi các công ty đẩy hết loạt linh kiện socket cũ, giá của Haswell mới giảm. Do vậy trong thời điểm hiện nay và cả sắp tới, nếu bạn không thật sự dư dả và chú trọng đến p/p thì Ivy vẫn là lựa chọn tốt hơn Haswell. Trong danh sách loạt CPU đáng mua này, các bộ xử lý Haswell cũng sẽ góp mặt nhưng là ở phân khúc cao cấp, với cấu hình từ 18 triệu đồng trở lên.
1/ Intel Celeron G1610 (940.000 VNĐ)
Xung nhịp: 2600 MHz
Nhân / Luồng: 2 / 2
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB, 2 x 256 KB, 2 MB
Socket: LGA 1155
TDP: 55W
Vào thời điểm hiện nay, G1610 là bộ xử lý tối thiểu bạn nên đầu tư cho một chiếc PC để bàn. Dù mang tên Celeron nghe có vẻ “cùi bắp”, G1610 dựa trên kiến trúc Ivy Bridge mạnh mẽ chứ không phải Celeron từ đời "cổ lỗ sĩ" của Pentium IV. Với 2 nhân / 2 luồng xử lý, xung nhịp 2,6 GHz và bộ nhớ đệm L3 cache 2 MB, G1610 tỏ ra khá vững chãi ngay cả trong game lẫn các tác vụ thông thường.
Các bạn có thể kết hợp bộ xử lý này với VGA cỡ HD 7730 hoặc với lên HD 7750 mà không lo bị quá bất tương xứng. G1610 phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 6 -> 7 triệu đồng.
2/ Intel Pentium G2030 (1.350.000 VNĐ)
Xung nhịp: 3000 MHz
Nhân / Luồng: 2 / 2
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB, 2 x 256 KB, 3 MB
Socket: LGA 1155
TDP: 55W
Cũng kiến trúc Ivy Bridge và 2 nhân / 2 luồng xử lý, G2030 được đẩy xung nhịp lên 3,0 GHz và tăng bộ nhớ L3 cache lên 3 MB. Nếu so hiệu năng từng nhân, G2030 mạnh hơn hầu hết CPU của AMD hiện nay (không kể đến ép xung). Thậm chí đối với những game không tận dụng được Hyper Thread, G2030 không thua kém Core i3 là bao.
Với G2030, bạn có thể cắm VGA cỡ HD 7770, thậm chí lên được HD 7790 và GTX 650 Ti cũng không bị nghẽn cổ chai nhiều. Bộ xử lý phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 7 -> 9 triệu đồng.
3/ AMD Athlon X4 740 (1.680.000 VNĐ)
Xung nhịp: 3200 MHz (Turbo 3700 MHz)
Nhân / Luồng: 4 / 4
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB + 4 x 16 KB, 2 x 2 MB
Socket: FM2
TDP: 65W
Thuộc thế hệ socket FM2 của AMD, Athlon X4 740 cũng là một CPU có p/p rất ngon đối với game nói riêng và ứng dụng nói chung, đặc biệt là các ứng dụng đa luồng. Như tôi đã nói ở trên, so hiệu năng từng nhân thì Athlon X4 740 không bì được Pentium G2030. Tuy thế, với 4 nhân / 4 luồng xử lý, xung nhịp 3,2 GHz (Turbo 3,7 GHz) và 4 MB cache, Athlon X4 740 lại có lợi thế hơn hẳn trong các game và ứng dụng đa luồng tốt. Trong bối cảnh xu hướng game và ứng dụng ngày càng đa luồng, Athlon X4 740 thừa sức cạnh tranh với Pentium G2030.
Với bộ xử lý 4 nhân này, các bạn có thể cắm VGA cỡ HD 7790 hay GTX 650 Ti, hay lên tới GTX 650 Ti Boost. Athlon X4 740 phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 9 -> 11 triệu đồng.
4/ AMD Athlon X4 750K (1.790.000 VNĐ)
Xung nhịp: 3400 MHz (Turbo 4000 MHz)
Nhân / Luồng: 4 / 4
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB + 4 x 16 KB, 2 x 2 MB
Socket: FM2
TDP: 100W
Cùng kiến trúc với X4 740, Athlon X4 750K chỉ tăng một chút xung nhịp lên 3,4 GHz (4,0 GHz Turbo). Tuy nhiên bộ xử lý này ăn điểm ở khả năng mở hệ số nhân để ép xung. Nếu sẵn sàng ép xung, X4 750K có thể tăng hiệu năng khá nhiều ở các game đa luồng kém hoặc đòi hỏi CPU mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng so với X4 740, bạn sẽ phải chi thêm tiền cho bo mạch chủ và bộ nguồn tốt hơn để ép xung.
Tuy hiệu năng có tăng lên sau ép xung, bạn cũng không nên cắm các VGA mạnh hơn GTX 660 để tránh nghẽn cổ chai. Athlon X4 750K phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 9 -> 13 triệu đồng.
5/ Intel Core i3-3220 (2.710.000 VNĐ)
Xung nhịp: 3300 MHz
Nhân / Luồng: 2 / 4
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB, 2 x 256 KB, 3 MB
Socket: LGA 1155
TDP: 55W
So với G2030, Core i3-3220 được tăng thêm 300 MHz xung nhịp và công nghệ Hyper Threading. Nhìn chung hiệu năng gaming của i3-3220 phải nói là ấn tượng, có thể đáp ứng đủ hầu hết các game nặng hiện nay. Bộ xử lý này chỉ gặp khó khăn trước các siêu sát thủ phần cứng như Crysis 3 hay các game chiến thuật cực kỳ đồ sộ như Total War: Shogun 2. Với kinh nghiệm benchmark nhiều loại phần cứng, cá nhân tôi cho rằng Core i3-3220 có p/p cao hơn Core i5 nhiều. Và nếu cỗ máy chơi game của bạn bị giới hạn định mức không quá 15 triệu đồng, lời khuyên của tôi là Core i3-3220 + VGA càng mạnh càng tốt.
Core i3-3220 sẽ xứng đôi vừa lứa nhất với các VGA từ GTX 650 Ti Boost tới GTX 660, và có thể đi cùng GTX 760 cũng vẫn ổn. Từ GTX 760 trở lên, hiện tượng nghẽn cổ chai sẽ xảy ra nhưng các game bị nghẽn vẫn đủ khung hình chơi mượt, trong khi một VGA mạnh sẽ cho khung hình tốt hơn GTX 650 Ti Boost hay GTX 660 khi đụng độ sát thủ phần cứng. Core i3-3220 phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 12 -> 16 triệu đồng.
Intel Haswell – Nên mua hay không?
Là thế hệ mới nhất tiếp sau Ivy Bridge, Haswell hơn người tiền nhiệm những gì?
- Nhiều cổng giao tiếp USB 3.0 và SATA 6 Gbps hơn.
- Hiệu năng CPU hơn Ivy Bridge từ 8 -> 15% tùy ứng dụng.
- Đồ họa tích hợp mạnh hơn.
- Điện năng tiêu thụ thấp hơn, từ đó có thể kì vọng số phase nguồn cần cho các bo mạch chủ Haswell sẽ ít hơn Ivy và thành mainboard sẽ rẻ hơn.
- Thanh lý second-hand sẽ được giá hơn (đây là yếu tố phụ).
Trên thực tế, tăng thêm số lượng cổng USB 3.0 và SATA 6 Gbps không có nhiều ý nghĩa với đại đa số người dùng, khi mà hiếm người cần cắm vài chiếc USB cùng lúc và tốc độ HDD thậm chí còn chưa dùng hết băng thông cổng SATA 3 Gbps. Hiệu năng đồ họa tích hợp cũng không phải thứ chúng ta quan tâm khi mà việc dùng đến card đồ họa rời là chắc chắn.
Vậy thì, 2 yếu tố đáng cân nhắc còn lại là hiệu năng và giá thành (cả CPU lẫn mainboard) thì sao? Câu trả lời là: Chúng không thực sự xứng đáng! Lý do bởi giá của combo CPU + mainboard Haswell đang cao hơn Ivy quá nhiều. Tính trung bình ra, 1 combo main + chip Haswell đắt hơn combo Ivy tới 1 triệu đồng (linh kiện tương tự nhau).
Theo truyền thống, phải đến khi các công ty đẩy hết loạt linh kiện socket cũ, giá của Haswell mới giảm. Do vậy trong thời điểm hiện nay và cả sắp tới, nếu bạn không thật sự dư dả và chú trọng đến p/p thì Ivy vẫn là lựa chọn tốt hơn Haswell. Trong danh sách loạt CPU đáng mua này, các bộ xử lý Haswell cũng sẽ góp mặt nhưng là ở phân khúc cao cấp, với cấu hình từ 18 triệu đồng trở lên.
1/ Intel Celeron G1610 (940.000 VNĐ)
Xung nhịp: 2600 MHz
Nhân / Luồng: 2 / 2
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB, 2 x 256 KB, 2 MB
Socket: LGA 1155
TDP: 55W
Vào thời điểm hiện nay, G1610 là bộ xử lý tối thiểu bạn nên đầu tư cho một chiếc PC để bàn. Dù mang tên Celeron nghe có vẻ “cùi bắp”, G1610 dựa trên kiến trúc Ivy Bridge mạnh mẽ chứ không phải Celeron từ đời "cổ lỗ sĩ" của Pentium IV. Với 2 nhân / 2 luồng xử lý, xung nhịp 2,6 GHz và bộ nhớ đệm L3 cache 2 MB, G1610 tỏ ra khá vững chãi ngay cả trong game lẫn các tác vụ thông thường.
Các bạn có thể kết hợp bộ xử lý này với VGA cỡ HD 7730 hoặc với lên HD 7750 mà không lo bị quá bất tương xứng. G1610 phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 6 -> 7 triệu đồng.
2/ Intel Pentium G2030 (1.350.000 VNĐ)
Xung nhịp: 3000 MHz
Nhân / Luồng: 2 / 2
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB, 2 x 256 KB, 3 MB
Socket: LGA 1155
TDP: 55W
Cũng kiến trúc Ivy Bridge và 2 nhân / 2 luồng xử lý, G2030 được đẩy xung nhịp lên 3,0 GHz và tăng bộ nhớ L3 cache lên 3 MB. Nếu so hiệu năng từng nhân, G2030 mạnh hơn hầu hết CPU của AMD hiện nay (không kể đến ép xung). Thậm chí đối với những game không tận dụng được Hyper Thread, G2030 không thua kém Core i3 là bao.
Với G2030, bạn có thể cắm VGA cỡ HD 7770, thậm chí lên được HD 7790 và GTX 650 Ti cũng không bị nghẽn cổ chai nhiều. Bộ xử lý phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 7 -> 9 triệu đồng.
3/ AMD Athlon X4 740 (1.680.000 VNĐ)
Xung nhịp: 3200 MHz (Turbo 3700 MHz)
Nhân / Luồng: 4 / 4
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB + 4 x 16 KB, 2 x 2 MB
Socket: FM2
TDP: 65W
Thuộc thế hệ socket FM2 của AMD, Athlon X4 740 cũng là một CPU có p/p rất ngon đối với game nói riêng và ứng dụng nói chung, đặc biệt là các ứng dụng đa luồng. Như tôi đã nói ở trên, so hiệu năng từng nhân thì Athlon X4 740 không bì được Pentium G2030. Tuy thế, với 4 nhân / 4 luồng xử lý, xung nhịp 3,2 GHz (Turbo 3,7 GHz) và 4 MB cache, Athlon X4 740 lại có lợi thế hơn hẳn trong các game và ứng dụng đa luồng tốt. Trong bối cảnh xu hướng game và ứng dụng ngày càng đa luồng, Athlon X4 740 thừa sức cạnh tranh với Pentium G2030.
Với bộ xử lý 4 nhân này, các bạn có thể cắm VGA cỡ HD 7790 hay GTX 650 Ti, hay lên tới GTX 650 Ti Boost. Athlon X4 740 phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 9 -> 11 triệu đồng.
4/ AMD Athlon X4 750K (1.790.000 VNĐ)
Xung nhịp: 3400 MHz (Turbo 4000 MHz)
Nhân / Luồng: 4 / 4
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB + 4 x 16 KB, 2 x 2 MB
Socket: FM2
TDP: 100W
Cùng kiến trúc với X4 740, Athlon X4 750K chỉ tăng một chút xung nhịp lên 3,4 GHz (4,0 GHz Turbo). Tuy nhiên bộ xử lý này ăn điểm ở khả năng mở hệ số nhân để ép xung. Nếu sẵn sàng ép xung, X4 750K có thể tăng hiệu năng khá nhiều ở các game đa luồng kém hoặc đòi hỏi CPU mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng so với X4 740, bạn sẽ phải chi thêm tiền cho bo mạch chủ và bộ nguồn tốt hơn để ép xung.
Tuy hiệu năng có tăng lên sau ép xung, bạn cũng không nên cắm các VGA mạnh hơn GTX 660 để tránh nghẽn cổ chai. Athlon X4 750K phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 9 -> 13 triệu đồng.
5/ Intel Core i3-3220 (2.710.000 VNĐ)
Xung nhịp: 3300 MHz
Nhân / Luồng: 2 / 4
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB, 2 x 256 KB, 3 MB
Socket: LGA 1155
TDP: 55W
So với G2030, Core i3-3220 được tăng thêm 300 MHz xung nhịp và công nghệ Hyper Threading. Nhìn chung hiệu năng gaming của i3-3220 phải nói là ấn tượng, có thể đáp ứng đủ hầu hết các game nặng hiện nay. Bộ xử lý này chỉ gặp khó khăn trước các siêu sát thủ phần cứng như Crysis 3 hay các game chiến thuật cực kỳ đồ sộ như Total War: Shogun 2. Với kinh nghiệm benchmark nhiều loại phần cứng, cá nhân tôi cho rằng Core i3-3220 có p/p cao hơn Core i5 nhiều. Và nếu cỗ máy chơi game của bạn bị giới hạn định mức không quá 15 triệu đồng, lời khuyên của tôi là Core i3-3220 + VGA càng mạnh càng tốt.
Core i3-3220 sẽ xứng đôi vừa lứa nhất với các VGA từ GTX 650 Ti Boost tới GTX 660, và có thể đi cùng GTX 760 cũng vẫn ổn. Từ GTX 760 trở lên, hiện tượng nghẽn cổ chai sẽ xảy ra nhưng các game bị nghẽn vẫn đủ khung hình chơi mượt, trong khi một VGA mạnh sẽ cho khung hình tốt hơn GTX 650 Ti Boost hay GTX 660 khi đụng độ sát thủ phần cứng. Core i3-3220 phù hợp với các cấu hình chơi game khoảng 12 -> 16 triệu đồng.
Đăng nhận xét