Tổng hợp 10 lệnh hữu ích trong Cmd - Windows bạn nên biết
Có một số việc bạn chỉ có thể thực hiện từ việc gõ dòng lệnh trong Command Prompt hoặc PowerShell, trong khi đó các công cụ này không có tương tác đồ họa và khó sử dụng hơn so với những chương trình có giao diện cụ thể.
Lý do chính là Command Prompt được sử dụng để thực thi tệp tin batch, thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng, giúp bạn gỡ rối và giải quyết một số vấn đề của Windows khi hệ thống gặp sự cố. Tuy vậy, không phải hầu hết các lệnh trong Windows đều hữu ích và thường xuyên phải thực hiện. Với 10 dòng lệnh trong bài viết dưới đây rất có ích ngay cả khi bạn không phải là một người quản trị.
Ipconfig: Tìm hoặc thay đổi nhanh địa chỉ IP máy tính
Tuy bạn có thể tìm thấy địa chỉ IP của máy tính từ trong Control Panel, nhưng điều này cần phải thông qua một vài cú nhấp chuột. Lệnh ipconfig trong cửa sổ Command Prompt là cách nhanh nhất để xác định địa chỉ IP và các thông tin khác như địa chỉ Gateway mặc định, Subnet Mask.
Tuy bạn có thể tìm thấy địa chỉ IP của máy tính từ trong Control Panel, nhưng điều này cần phải thông qua một vài cú nhấp chuột. Lệnh ipconfig trong cửa sổ Command Prompt là cách nhanh nhất để xác định địa chỉ IP và các thông tin khác như địa chỉ Gateway mặc định, Subnet Mask.
Ipconfig /flushdns: Xóa toàn bộ dữ liệu trong bộ nhớ DNS
Nếu bạn thay đổi DNS server, hiệu ứng sẽ không nhất thiết phải diễn ra ngay lập tức. Khi đó Windows sử dụng một bộ nhớ đệm (cache) để lưu lại các phản ứng DNS nhận được nhằm tiết kiệm thời gian khi bạn truy cập vào địa chỉ cũ một lần nữa trong tương lai.
Như vậy để đảm bảo Windows nhận địa chỉ từ một DNS server mới thay vì sử dụng địa chỉ cũ trong cache, bạn chỉ cần chạy lệnh ipconfig /flushdns sau khi thay đổi DNS server của mình.
Ping: Kiểm tra kết nối với một máy tính khác
Khi gặp các vấn đề về kết nối với một trang web hoặc một máy tính khác trong mạng nội bộ, Windows đã cung cấp sẵn một lệnh giúp bạn exam các kết nối để xác định tình trạng của mạng đó là lệnh Ping. Chỉ cần gõ Ping cùng với một địa chỉ IP hoặc địa chỉ trang web và Enter là xong.
Shutdown: Tạo một Shortcut tắt máy nhanh trong Windows 8
Lệnh Shutdown rất hữu ích trong Windows 8, bạn có thể sử dụng nó để tạo ra các by-pass cho riêng mình và đặt chúng trên màn hình Start Screen hoặc Desktop để dễ dàng tắt hoặc khởi động lại máy mà không cần phải truy cập vào thanh Charms.
Để thực hiện, hãy tạo một by-pass và nhập shutdown /s /t 0 nếu muốn tắt máy và shutdown /r /t 0nếu muốn khởi động lại máy.
Recimg: Tạo điểm phục hồi tùy chỉnh trong Windows 8
Tính năng Refresh Your PC trong Windows 8 cho phép bạn phục hồi lại máy tính về trạng thái anathema đầu từ một bản cài đặt Windows gọn nhất hoặc từ nhà sản xuất.
Bạn có thể tạo một điểm phục hồi tùy chỉnh tùy theo ý mình nhưng tính năng này lại bị ẩn trong Windows, vì vậy cần phải thực hiện với lệnh Recimg từ Command Prompt. Khi thực hiện lệnh này, bạn có thể loại bỏ bloatware cài đặt từ nhà sản xuất hoặc thêm các chương trình yêu thích vào điểm phục hồi của mình.
Wbadmin start backup: Tạo ảnh phục hồi hệ thống
Như bạn đã biết, Windows 8.1 đã loại bỏ giao diện Backup của Windows 7 – Nơi cho phép bạn dễ dàng tạo ảnh sao lưu hệ thống để phục hồi khi cần thiết. Ảnh hệ thống (System images) chứa một bản chụp lại toàn bộ hệ thống dưới một tệp tin duy nhất, do đó nó khác với Recovery Images của Windows 8.
Trong khi giao diện đồ họa đã được gỡ bỏ, quản trị hệ thống và chuyên viên máy tính vẫn có thể tạo ra bản sao lưu hệ thống bằng cách chạy lệnh Wbadmin start backup trong công cụ PowerShell.
Như bạn đã biết, Windows 8.1 đã loại bỏ giao diện Backup của Windows 7 – Nơi cho phép bạn dễ dàng tạo ảnh sao lưu hệ thống để phục hồi khi cần thiết. Ảnh hệ thống (System images) chứa một bản chụp lại toàn bộ hệ thống dưới một tệp tin duy nhất, do đó nó khác với Recovery Images của Windows 8.
Trong khi giao diện đồ họa đã được gỡ bỏ, quản trị hệ thống và chuyên viên máy tính vẫn có thể tạo ra bản sao lưu hệ thống bằng cách chạy lệnh Wbadmin start backup trong công cụ PowerShell.
Sfc /Scannow: Quét các tệp tin hệ thống
Windows bao gồm một công cụ gọi là System files checker dùng để quét toàn bộ các tệp tin hệ thống và tìm ra các vấn đề. Nếu các tệp tin hệ thống bị mất hoặc bị hỏng, công cụ này sẽ tự động sửa chúng. Để sử dụng System files checker, bạn hãy mở cửa sổ lệnh Command Prompt và gõsfc /scannow.
Telnet: Kết nối với Telnet Servers
Telnet Client không được cài đặt mặc định nên bạn sẽ phải cài đặt nó từ trong Control Panel. Sau khi cài đặt, bạn có thể sử dụng lệnh Telnet để kết nối với các Telnet Server mà không cần cài đặt bất kỳ phần mềm nào của bên thứ ba. Tuy rằng chúng ta nên tránh sử dụng Telnet, nhưng nếu bạn đang kết nối trực tiếp với một thiết bị và nó yêu cầu bạn sử dụng Telnet để thiết lập một điều gì đó thì là vẫn phải thực hiện bình thường.
Cipher: Xóa dữ liệu vĩnh viễn
Lệnh Cipher chủ yếu được sử dụng cho việc quản lý mã hóa, nhưng nó cũng có một tùy chọn khác là cho phép bạn xóa vĩnh viễn tệp tin và đảm bảo không thể phục hồi được. Lệnh này rất có hiệu quả trong quá trình quét sạch một ổ đĩa mà không cần cài đặt bất cứ một công cụ nào khác.
Để sử dụng lệnh Cipher, bạn chỉ cần chỉ định một ổ đĩa hoặc một thư mục cụ thể chẳng hạn như:cipher /w:c: hoặc naught /w:c:…
Netstat –an: Liệt kê các kết nối mạng và cổng
Lệnh Netstat là đặc biệt hữu ích, nó sẽ hiển thị tất cả các số liệu thống kê mạng khi được sử dụng với các tùy chọn khác nhau. Một trong những biến thể thú vị nhất của Netstat chính là Netstat –an,trong đó sẽ hiển thị một danh sách tất cả các kết nối mạng đang mở trên máy tính cùng với các cổng đang sử dụng và địa chỉ IP đã kết nối.
Đăng nhận xét