Ở bài viết trước mình đã hướng dẫn những bước đầu tiên để cài đặt Windows cho máy ảo Parallels Desktop 9, sau khi cài xong thì bạn đã có thể sử dụng bình thường được rồi. Tiếp theo trong bài viết này mình sẽ nói chi tiết hơn về các tùy chỉnh để có thể sử dụng phần mềm được tốt hơn. Với Parallels bạn sẽ có 2 dạng tùy chỉnh chính đó là thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm và thứ 2 là tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo. Ngoài ra, việc quan trọng đó là bạn cần cho Parallels cài đặt thêm “Parallels Tools” để máy ảo và Mac OS có thể hoạt động tốt hơn.
1 - Cài đặt Parallels Tools
Parallels Tools không phải là một tính năng hiện hữu cụ thể mà nó bổ xung các chức năng cần thiết, giúp cho máy ảo và Mac OS có thể liên kết và phối hợp hoạt động với nhau tốt hơn. Không hiệu hữu vì sau khi cài đặt xong thì các tính năng bổ trợ được kích hoạt tự động chứ bạn cũng không được cung cấp thêm 1 menu nào để lựa chọn và thao tác cả. Dưới đây là các tính năng bổ trợ mà Parallels Tools hỗ trợ người dùng máy ảo Windows:
Mouse Synchronization Tool: Chuột có thể hoạt động liên tục giữa máy ảo và Mac OS. Nghĩa là khi di chuyển chuột vào màn hình máy ảo thì nó sẽ tự nhận biết vị trí và tự chuyển thành chuột của Windows, di chuyển ra khỏi màn hình máy ảo thì nó lại thành chuột của Mac OS - 1 cách tự động.
Tự động đồng bộ thời gian giữa máy ảo và máy thật
Kéo thả: bạn có thể kéo 1 file từ Mac OS và thả nó vào khung máy ảo. Lúc đó file sẽ được tự động copy vào máy ảo
Clipboard Synchronization Tool: đồng bộ Clipboard (bộ nhớ copy) giữa máy ảo và Mac OS
Dynamic Resolution Tool: tự động thay đổi độ phân giải màn hình của máy ảo mỗi khi bạn thay đổi kích thước cửa sổ máy ảo (Thay đổi kích thước cửa sổ máy ảo bằng cách di chuyển chuột vào góc dưới phải, kéo thả cho đến kích thước mình thích).
Shared Folders Tool: chia sẻ thư mục giữa Mac OS và máy ảo
Coherence Tool: tính năng giúp cho giải thoát các cửa sổ phần mềm trong máy ảo và hiển thị chúng như những phần mềm độc lập trên Mac OS
Shared Profile Tool: Chia sẻ và đồng bộ cấu hình tài khoản admin
Shared Applications Tool: chia sẻ phần mềm giữa máy ảo và Mac OS
Parallels Compressor: tính năng giúp cho Parallels có thể thu gọn dung lượng máy ảo xuống mức thấp nhất có thể
SmartMount: tự động kết nối usb với máy ảo thay vì Mac OS.Thông thường mỗi khi cài xong máy ảo thì Parallels cũng đưa ra thông báo yêu cầu bạn cài “Parallels Tools”, tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà các tính năng bổ trợ kia không hoạt động thì bạn có thể cài lại tools này. Bằng cách thực hiện dưới đây, yêu cầu là máy ảo Windows phải đang chạy.
Trên Menu vào mục Virtual Machine -> Install Parallels Tools -> trên màn hình Windows sẽ hiện ra thông báo yêu cầu cài Parallels Tools -> tiến hành cài đặt và sau đó là khởi động lại máy ảo.
Sau khi đã cài đặt Parallels Tools thì bạn có thể dùng máy bình thường rồi. Ngoài ra thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về 2 lựa chọn tiếp theo ở dưới đây: thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm Parallels và tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo Windows. Cả 2 lựa chọn này đều chỉ có thể thực hiện khi máy ảo đang tắt.
2 - Thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm Parallels
Thiết lập các tùy chỉnh cho phần mềm Parallels, tức là cái tổng quan chứ không phải là tùy chỉnh cho máy ảo cụ thể. Để thao tác thì bạn cần nhấn vào chữ Parallels trên thanh menu -> và chọn Preference…
Trong phần Preference của Parallels có 5 tabs chính là: General - Shortcuts - Devices - Access - Advanced. Phần nhiều các lựa chọn là dễ hiểu và đơn giản, vì thế mình sẽ gộp chung và trình bày các ý chính ở dưới đây. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì bạn cứ viết ở dưới và mình sẽ cập nhật cũng như trả lời cụ thể:
- Virtual Machines Folder: chọn nơi lưu trữ máy ảo. Máy ảo được Parallels tạo ra thực tế được gói gọn trong 1 file, và dung lượng của nó khoảng vài GB đến vài chục GB tùy vào bạn sử dụng như thế nào. Nếu máy bạn có phân vùng data riêng thì nên chọn nơi lưu máy ảo ở bên phân vùng data này.
- Dock Icon: chọn kiểu hiển thị cho icon của Parallels ở trên Dock: nếu muốn nó hiện thị hình màn hình Windows thu nhỏ thì chọn Live Screenshot
- On Quit: Mặc định mỗi khi máy ảo đang chạy mà bạn thoát khỏi Parallels thì máy ảo sẽ được tạm dừng tại tình trạng lúc đó. Nếu bạn chọn vào “Disable Resume for Parallels Desktop” thì máy ảo sẽ không tạm dừng mà là tắt đi.
- Tab Shortcuts: tùy chỉnh các phím tắt. Bạn nên vào đây tham khảo các phím tắt hiện có và đang được Parallels hỗ trợ. Chỉ đơn giản là tham khảo, khi nào đã làm quen rồi thì hãy tiến hành thay phím tắt theo ý thích.
- Tab Devices: Lựa chọn hành động khi usb được kết nối với máy tính. Thông thường mình sẽ chọn vào: “Connect it to the active virtual machine” -> mỗi khi máy ảo đang chạy, cắm usb vào máy tính thì nó sẽ tự động kết nối vào máy ảo luôn mà không hỏi han gì cả. Nếu bạn muốn nó hỏi và để mình lựa chọn linh động thì chọn vào “Ask me what to do”.
- Tab Access: đây là lựa chọn cho phép bạn điều khiển máy ảo từ xa bằng iPad. Trong khuôn khổ bài viết này thì nó quá dài để trình bày, do đó mình sẽ dành riêng 1 bài khác để nói về tính năng này.
- Tab Advance có 1 lựa chọn quan trọng đó là “Require Password to” - “Yêu cầu mật khẩu khi muốn làm chuyện gì đó”. Chuyện gì đó bao gồm các thao tác lần lượt là: tạo máy ảo mới, thêm 1 máy ảo cũ vào parallels, gỡ bỏ máy ảo ra khỏi parallels, sao chép máy ảo.
3 - Tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo Windows
Mỗi khi một máy ảo được tạo ra thì nó có một cấu hình mặc định, do Parallels tự thiết lập theo cấu hình máy tính của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh lại cấu hình của máy ảo theo ý thích, thêm ram, bớt cpu, tắt vài hạng mục phần cứng … Dưới đây là cách làm cụ thể:
Click vào hình bánh răng ở góc phải dưới của cửa sổ Parallels. Hay trên menu vào mục Virtual Machine -> Configure…
Trong phần Configure này có 4 tabs chính là: General - Options - Hardware - Security. Phần nhiều các lựa chọn là dễ hiểu và đơn giản, vì thế mình sẽ gộp chung và trình bày các ý chính ở dưới đây. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì bạn cứ viết ở dưới và mình sẽ cập nhật cũng như trả lời cụ thể:
General - Chỉnh cấu hình cơ bản
CPUs: tùy chỉnh số nhân cho máy ảo
Memory: chỉnh dung lượng RAM. Nếu máy bạn có 4GB RAM thì chia cho máy ảo 1.5GB, mình có 16GB nên mình chia cho máy ảo 3GB.
Total Size: dung lượng file máy ảo hiện tại. Lâu lâu bạn nên nhấn vào Reclaim… để Parallels tự động dọn dẹp và thu nhỏ dung lượng file máy ảo này.
Hardware - Thêm bớt các thành phần phần cứng
Boot Order: chọn khởi động ưu tiên. Vì là máy ảo và phần lớn máy Apple cũng không có ổ đĩa mềm nữa nên bạn có thể bỏ các lựa chọn: CD/DVD - Floppy Disk - Network
Video: dung lượng VGA ảo
Mouse & keyboard: nếu bạn muốn chơi games trong máy ảo thì nên lựa chọn vào Optimize for games.
Print: máy in - sẽ được lấy theo máy in mạng bên Mac OS
Trên đây là các thiết lập cơ bản cho người mới dùng Parallels. Một khi bạn đã sử dụng quen thì có thể nghiên cứu thêm các tùy chỉnh trong tab Options và tab Security. Chúc các bạn vui vẻ với chiếc máy ảo của mình!
parallels plesk panel là gì,parallels desktop 8,parallels plesk panel,parallels desktop 8 serial,parallels 8 serial,parallels desktop 8 full,parallels là gì
Đăng nhận xét